Phục hồi chức năng cho trẻ bại não

Ngày đăng 29/05/2024 14:50

Trẻ bị bại não có những khiếm khuyết và cần được hỗ trợ thông qua hệ thống chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, cũng như chăm sóc xã hội. Công tác phục hồi chức năng cho trẻ cần sự kết hợp chặt chẽ giữa gia định và độ ngũ y bác sĩ, kiên trì điều trị. Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Daiviet Sport tìm hiểu về Phục hồi chức năng cho trẻ bại não nhé.

Tổng quan về bệnh bại não

tong-quan-ve-benh-bai-nao

Bại não là 1 rố loạn mang tính chất phức tạp. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây tình trạng khuyết tật thể chất ở trẻ. Bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có nhiều biểu hiện lâm sàng đa dạng, thể hiện qua các rối loạn về vận động, trí tuệ, giác quan cũng như hành vi.

Theo các bác sĩ: Bại não là tổn thương não khong tiến triển, có thể xảy ra trong các giai đoạn từ trước sinh, trong khi sinh nở và sau sinh (cho tới 05 tuổi).

Tại các quốc gia phát triển, tỉ lệ trẻ bị bại não dao động từ 1.8 - 2.3 trẻ trên tổng số trẻ sơ sinh sống. Ở Việt Nam, con số này là 1.8%, và chiếm 31.7% trường hợp tàn tật ở trẻ. Về giới tính, trẻ trai bị bệnh nhiều hơn trẻ gái, với tỉ lệ nam/nữ = 1.35/1.

Phục hồi chức năng cho trẻ bại não

phuc-hoi-tre-bi-bai-nao

Vận động trị liệu

Tùy thuộc vào các mốc phát triển vận động thô ở trẻ. Hệ thống này viết tắt là GMFCS, gồm có nhiều mức độ mô tả chức năng vận động thô ở những trẽ bại não, chú trọng đặt biệt tới khả năng đi và ngồi. Các bước gồm: Kiểm soát đầu cổ => Lẫy => Ngồi => Quỳ => Bò => Đứng => Đi => Chạy.

Bác sĩ trị liệu sẽ đánh giá khả năng vận động của trẻ, kết hợp cùng với trao đổi cùng những người chăm sóc khác. Tiếp đó, sẽ xây dựng chương trình vận động trị liệu cho trẻ với các bài tập phù hợp.

Huấn luyện giao tiếp và ngôn ngữ

Trẻ được huấn luyện kỹ năng giao tiếp sớm. Mục tiêu là giúp trẻ học tập, học cách gửi thông tin, dần xây dựng mối quan hệ tích cực với những người xung quanh, tự lập kiểm soát được sự việc.

Huấn luyện về giao tiếp sớm bao gồm: Kỹ năng tập trung; Kỹ năng xã hội; Kỹ năng bắt chước; Kỹ năng chơi đùa; Giao tiếp bằng cử chỉ, tranh ảnh.

Huấn luyện các kỹ năng về ngôn ngữ gồm hiểu ngôn ngữ cùng kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ. Theo đó:

- Trẻ hiểu, biết ý nghĩa của âm từ, từ và câu trước khi nói.

- Nói chuyện cùng trẻ thường xuyên, sử dụng ngôn ngữ đơn giản, nói chậm và to.

- Sử dụng các dấu hiệu để giúp trẻ hiểu được nội dung cần truyền đạt.

- Sử dụng mốt số đồ vật hoặc tranh ảnh... Mục tiêu là hướng đến việc giúp trẻ có thể tự nói, làm dấu, và chỉ vào các bức tranh.

Hoạt động trị liệu

Gồm huấn luyện cho trẻ sử dụng 2 tay sớm như cầm nắm đồ vật, thao tác với các đồ vật.

Huấn luyện trẻ các kỹ năng sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, mặc đồ, đi giày dép, vệ sinh cá nhân.

Huấn luyện các kỹ năng nghề nghiệm như chọn nghề phù hợp, cách thực hiện một số công việc đơn giản.

Mong rằng qua các thông tin trong bài viết các bạn hiểu hơn về Phục hồi chức năng cho trẻ bại não, giúp chăm sóc trẻ tốt hơn. Nếu còn câu hỏi nào khác hoặc có nhu cầu mua dụng cụ phục hồi chức năng hãy liên hệ với Daiviet Sport nhé.

Nguồn: https://www.thethaodaiviet.vn/thiet-bi-hoi-phuc-chuc-nang.html