Đau xương ức có biểu hiện là những cơn đau ở giữa ngực, kèm hiện tượng tức ngực, khó thở và có khi cơn đau lan ra cổ, quai hàm và 2 tay. Đau xương ức thường xuất hiện ở người đã ngoài 30 tuổi hoặc những người thường phải làm việc nặng nhọc, cường độ cao quá sức…
Đau xương ức và những điều cần biết về căn bệnh này
Khi có biểu hiện đau xương ức, người bệnh cần đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để chẩn đoán nguyên nhân gây đau, bởi đó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến xương như có khối u sau xương ức, u tuyến ức…
Không những vậy, đau xương ức có thể còn là dấu hiệu của các bệnh về tim mạch, cụ thể như bệnh xơ vữa động mạch, hẹp động mạch khiến khí huyết lưu thông kém. Những bệnh về tim mạch luôn tiềm ẩn nguy cơ nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau xương ức cũng có thể xuất phát từ vấn đề tổn thương khoang bụng. Ngay dưới xương ức là khoang bụng gồm các bộ phận gan, lá lách, dạ dày, bang quang, ruột non, ruột già, tuyến tụy…bất kỳ bộ phận nào ở khoang bụng bị tổn thương cũng có thể gây ra các cơ đau ở khu vực lồng ngực và xương ức.
Ngoài ra, một số vấn đề ở ngay lồng ngực như chấn thương hoặc bệnh đau dây thần linh liên sườn cũng khiến vùng xương ức bị đau nhức. Thậm chí, một số bệnh về tiêu hóa như trào ngược dạ dày, áp xe ở cơ hoành, viêm loét dạ dày…cũng làm vùng xương ức xuất hiện những cơn đau.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng đau xương ức là dấu hiệu của nhiều loại bệnh và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, khi xuất hiện triệu chứng đau xương ức, tốt nhất người bệnh cần đi khám chuyên khoa để xác định được chính xác bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp. Đặc biệt, cơn đau xương ức mức độ nặng, kèm triệu chứng cơn đau lan ra cổ, hàm, cánh tay; hoặc kèm khó thở, vã mồ hôi…thì người bệnh cần nhanh chóng vào các bệnh viện chuyên khoa để được cấp cứu kịp thời.
Nếu các cơn đau xương ức mới xuất hiện và ở tình trạng nhẹ thì người bệnh cần biết cách giảm đau tức thời để cơn đau không tiến triển nặng hơn. Cách đơn giản mà người bệnh có thể áp dụng đó là cần nghỉ ngơi thư giãn, thả lỏng cơ thể; dừng ngay các hoạt động, công việc cường độ cao; chú ý theo dõi diễn biến cơn đau để biết tình trạng bệnh ở mức độ nào.
Một cách giảm đau kịp thời người bệnh cần biết là chườm nóng và chườm lạnh.Chườm nóng bằng cách sử dụng túi chườm hoặc khăn nóng áp vào khu vực bị đau; tương tự với chườm lạnh, ngoài dùng túi chườm có thể gói viên đá lạnh vào chiếc khăn để đắp vào chỗ đau. Chườm nóng sẽ giúp mạch máu giãn nở, khí huyết luuw thông tót hơn, cũng cấp đủ máu và oxy cho vùng bị tổn thương nhanh phục hồi.Chườm lạnh có tác dụng hạn chế viêm, sưng và giảm đau hiệu quả.
Khi bị đau xương ức, có thể áp dụng liệu pháp massage vùng ngực hoặc sử dụng máy massage một cách nhẹ nhàng để cơ xương khớp nhanh phục hồi khả năng vận động; tránh tình trạng nằm yên một chỗ cũng sẽ gây cứng cơ xương khớp.